Trong tâm khởi lên vọng tưởng, Trí Tuệ sẽ giúp ta phật biệt sự việc, nhận rõ ta và người tưng ưng, nếu bị tình cảm trói buộc dẫn dắt tư tưởng đi vào cõi lầm mê, tham lam khiến con người rời xa chân lý. Từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi chúng ta luôn sợ hãi bệnh tật và chết chóc, điều đó chỉ làm tăng trưởng vô tri và sợ hãi của chúng ta mà thôi. Do đó cần phải đoạn trừ những vọng tưởng, một khi bước ra khỏi vọng tưởng con người sẽ được tự do, thoát khỏi sự tù túng, thanh tịnh an định và hòa bình.
Tứ thánh đế là 4 sự thật cao quý trong cuộc đời:
- Sự thật thứ nhất: Không ai tránh khỏi sự khổ nó theo chúng ta như bóng theo hình (sinh, lão, bệnh, tử, xa người thương, gần người ghét, cầu bất đắc, ngũ dục tự thân…).
- Sự thật thứ hai: Nguyên nhân của sự khổ: Ngu muội, tham lam, sân giận, sầu não, lo lắng, sợ hãi, thất vọng và chấp ngã dẫn dắt tư tưởng của con người.
- Sự thật thứ ba: Sự chấm dứt khổ đau: Trí tệ và sự hiểu biết chân thật: Thanh tịnh và rỗng lặng sẽ khởi sanh trí tuệ.
- Sự thật thứ tư: con đường diệt khổ được nuôi dưỡng Tâm bằng tỉnh thức và chánh niệm đưa đến Định và Tuệ thoát khỏi mọi khổ đau.
Bát Chánh Đạo là 8 Chánh pháp (Chuyển luân chánh pháp Như Lai):
- Chánh Niệm: Thấy Biết như thật.
- Chánh Tư duy: suy nghĩ nhìn nhận sự việc Như thật.
- Chánh Ngữ: Nói năng như thật.
- Chánh Nghiệp: việc làm chân chánh.
- Chánh Mạng: Đời sống chân chánh.
- Chánh Tinh Tấn: Siêng năng chân chánh.
- Chánh Niệm: thời khắc hiện tại chân thực.
- Chánh Định: sự thanh tịnh tâm khởi sanh Trí Tuệ.
Tứ Thánh Đế và Bát Chánh Đạo dẫn dắt hành vi của chúng ta. Ta là bậc giác ngộ, các con thực hành theo con đường Chánh Pháp …cũng sẽ là Người Giác Ngộ. Ta là bậc giac ngộ (Phật) Ta là Từ Bi là con đường giác ngộ (Pháp) và Ta sẽ chia sẻ pháp đó cho mọi người (Tăng)
Dù gì đi nữa phải kiên định đối với Chân lý
Buông bỏ phải được xuất phát từ Tâm